Friday, June 12, 2020

5 GIỐNG GÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI

5 GIỐNG GÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Có thể bạn chưa biết: Con gà khổng lồ trong hình này có thật
     Thật sự gà là vật nuôi quá quen thuộc, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Gà xuất hiện trong mọi ngỏ ngách của Việt Nam cho đến những trang trại chăn nuôi gà với số lượng siêu khủng. Giống với hầu hết mọi người bạn có thể đã quen với hình ảnh những con gà có kích thước không đáng kể tầm 2 - 3 kg hay 3-4 kg đã hiếm thấy. Tuy nhiên, một số giống gà có thể phát triển đến kích cỡ đáng sợ tới mức bạn chưa từng nghĩ tới.
     Sau đây bạn hãy cùng Thú Y & Thú cưng Việt Nam tìm hiểu một chút về chúng, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với 5 con gà lớn nhất thế giới này.
5. Gà Orpington
    - Trọng lượng trung bình: 4,5 kg
    - Chiều cao trung bình: 41 cm
     Gà Orpington là một giống gà có nguồn gốc từ Anh, chúng được đặt tên theo tên thị trấn Orpington, Kent, ở đông nam nước Anh mà đã trở nên nổi tiếng một phần bởi giống gà này. Nó là một giống gà cho chất lượng thịt tốt nhờ kích thước lớn. Giống gà này có màu sắc lông phong phú và đường nét nhẹ nhàng. Giống gà này thường rất trầm tính và là giống gà nuôi con khéo. Mặc dù khá nặng, nhưng chúng cũng có thể bay trong một đoạn ngắn nhưng hiếm khi chúng làm như vậy.
4. Gà chọi Cornish

    - Trọng lượng trung bình: 4,8 kg
    - Chiều cao trung bình: 51 cm
     Gà Cornish (phát âm như là Cooc–nis) cũng là một giống gà có nguồn gốc ở Anh từ vùng Cornwall. Đây là giống gà ban đầu là gà chọi, sau đó được phát triển theo hướng gà chuyên thịt. Gà Cornish có ở gần như trên toàn thế giới.
     Gà Cooc–nis trắng có đầu ngắn và rộng. Mào nụ hay xoăn, tích nhỏ. Mỏ ngắn chắc khoẻ. Cổ tương đối dài. Lông cổ ngắn, phân bố đến tận vai. Mình nhô ra phía trước, vai rộng, đùi dài, nở nang. Lông màu trắng ánh bạc, trứng màu nâu sáng. 
3. Gà Cochin
Cochin Gà Gia Cầm Chăn Nuôi - Ảnh miễn phí trên Pixabay
    - Trọng lượng trung bình: 5 kg
    - Chiều cao trung bình: 66 cm
     Cochin từ lâu đã được người ta đánh giá cao về kích thước của nó và đã được lai tạo với các giống khác để tạo ra các đối thủ nặng ký như gà Brahma. Những con chim khổng lồ này chắc chắn nổi bật so với các giống gà khác bởi kích thước cũng như màu sắc lông của đặc trưng. Giống gà tự hào với một thân hình cứng cáp lực lưỡng với bộ lông dày để làm cho chúng có khả năng chịu được thời tiết lạnh, khắc nghiệt.
2. Gà Jersey Giant
Jersey Khổng Lồ Gà Gia Cầm - Ảnh miễn phí trên Pixabay


    - Trọng lượng trung bình: 5,9 - 6,8 kg cho gà trống và 4,5 - 5,4kg cho gà mái.
    - Chiều cao trung bình: Trung bình một con gà Jersey Giant trống có chiều cao khoảng 50 – 66cm và con mái thường chỉ cao 38 – 50cm.
     Giống gà này được nhân giống thuần chủng và có bốn màu khác nhau, trắng, đen, xanh và văng. Bên cạnh sự khác biệt về màu sắc, Gà Jersey khổng lồ đen còn nặng hơn so với Gà Jersey trắng khoảng 0,45 kg.
1. Gà Brahma (Gà kỳ lân)
hình ảnh : chim, nông trại, thú vật, Mỏ, Nông nghiệp, Động vật ...


    - Trọng lượng trung bình: 6-8 kg cho gà trống và 4-6kg cho gà mái.
    - Chiều cao trung bình: 66 cm

      Gà khổng lồ Brahma được thế giới công nhận là Vua của các loài gà vì trọng lượng siêu khủng có trường hợp đạt đến 18kg.

     Gà Brahma là một giống gà lớn với một vóc dáng thẳng đứng oai vệ và một cái đầu to. Chân gà mạnh mẽ với bộ lông dày và mềm mại phủ xuống tận ngón chân. Ấp và nuôi con giỏi trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đây là một trong những giống gia cầm lớn nhất trên thế giới mà con người từng thuần dưỡng. Giống gà kỳ lân khổng lồ có hai chùm lông như bộ râu xòe rộng ra 2 bên má, chân lông rậm tới chân. Gà có 5 ngón trên mỗi bàn chân và 3 cựa rất khỏe, gà kỳ lân có 2 màu chủ đạo là màu xám tro hay xám trắng với con mái, còn con trống có màu vàng trắng, vàng chuối là chủ yếu. Gà con khi mới nở đã có lông dưới dân, khỏe mạnh và lớn nhanh.

      Khá buồn vì gà Đông Tảo của Việt Nam  ta không được xếp trong danh sách này bởi trọng lượng trung bình của gà Đông Tảo khoảng 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái).

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hay về thú y bà con theo dõi fanpages Thú Y & Thú cưng Việt Nam để cập nhật liên tục kiến thức về chăn nuôi và thú y. (Nhấp vào đây để theo dõi trang).

Tuesday, June 9, 2020

LỊCH TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO GÀ THẢ VƯỜN
LỊCH TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO GÀ THẢ VƯỜN


     Trong chăn nuôi gà thả vườn việc phòng bệnh là hết sức quan trọng, việc phòng bệnh quyết định thành bại của một lứa gà. Nó quyết định năng suất và chất lượng của đàn gà. Do đó để có đàn gà khỏe mạnh và phát triển tốt bà con nên tiến hành làm vắc-xin cho gà, và đây là lịch làm vắc-xin cho gà thả vườn cho bà con tham khảo:

Ngày tuổi
Loại vắc-xin
Cách sử dụng
1
-        Vắc-xin Marek
-        Tiêm dưới da cổ 0,2 ml/con
2
-        Vắc-xin cầu trùng
-        Cho uống và thực hiện dãn quây
5
-        Vắc-xin ND-IB
-        IB 491
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng
7
-        Vắc-xin phòng APV
-        Nhỏ 1 giọt vào mắt, mũi hoặc miệng
9
-        Vắc-xin Gumboro
-        Nhỏ 1 giọt vào miệng (Gum A hoặc Gum 228E…)
13
-        Vắc xin ND-IB lần 2
-        Vắc-xin Đậu gà
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng hoặc cho uống
-        Chủng màng cánh hoặc tiêm dưới da cổ
17
-        Vắc-xin Gumboro lần 2
-        Nhỏ 1 giọt vào miệng hoặc cho uống
21
-        Vắc-xin ILT
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi, mắt hoặc cho uống
28
-        Vắc-xin cúm A
-        Tiêm dưới da cổ 0.5 ml/con
35
-        Coryza
-        Tiêm dưới da cổ 0.2 ml/con
45
-        Vắc-xin Niu-cát-xơn (Newcastle)
-        Tiêm dưới da cổ (vắc-xin H1 chủng M hoặc ND-S)


ĐỐI VỚI GÀ ĐẺ TRỨNG 

Ngày tuổi
Loại vắc-xin
Cách sử dụng
65
-        Vắc-xin cúm A
-        Tiêm dưới da cổ 0,5 ml/con
80
-        Vắc-xin ILT
-        Cho uống
95
-        Vắc-xin Niu-cát-xơn (Newcastle)
-        Tiêm dưới da cổ (vắc-xin H1 chủng M hoặc ND-S)
150
-        Vắc-xin 3 hoặc 4 hoặc 5 bệnh
-        Tiêm dưới da cổ hoặc bắp ngực (Hội chứng giảm để, Niu-cat-xơn, Coryza,…)

     Nếu sáng làm vắc-xin thì chiều dùng thuốc điện giải Glucose KC giúp giải độc, chống stress,...

Ghi chú: Lịch vắc-xin có thể thêm bớt và thay đổi ngày làm tùy theo điều kiện dịch tể của từng trại, từng vùng.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hay về thú y bà con theo dõi fanpages Thú Y & Thú cưng Việt Nam để cập nhật liên tục kiến thức về chăn nuôi và thú y. (Nhấp vào đây để theo dõi trang)

Thursday, May 7, 2020

Monday, May 4, 2020

TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ CÙNG MÔ HÌNH NUÔI DÚI
TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ CÙNG MÔ HÌNH NUÔI DÚI
Quảng Nam: Nhiều mô hình nuôi dúi - Báo Nông Nghiệp VN

Hiện nay một số báo đài nhắc đến mô hình khởi nghiệp nuôi dúi thành công ở vùng nông thôn. Tuy là mô hình còn mới nhưng đã đem lại một số thành công nhất định. Bởi thịt dúi rất ngon và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, thịt dúi còn được xem là đặc sản nên giá rất cao. Dúi rất dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm và ít bệnh tật.
Nói về con dúi hay còn được gọi là con dũi, con nu, con chuột nứa, chuột tre … mỗi miền có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thông dụng nhất là CON DÚI.
Trong môi trường tự nhiên, dúi rất giỏi đào hang để ẩn nấp, thường kiếm ăn ban đêm và ban ngày thì trốn trong hang. Dúi hầu như không có bệnh tật, lượng thức ăn tiêu thụ trong 1 ngày cũng rất ít nên đây là loài dễ nuôi trong môi trường nhân tạo.
Dúi có hình dạng giống chuột nhưng thân hình ngắn, mắt nhỏ, tai nhỏ và đuôi ngắn; chân ngắn và có móng vuốt. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 25-35 cm, đuôi không có lông. Trọng lương 0,7-3kg/con.
Dúi được biết đến phổ biến các loại sau:
  • Dúi mốc lớn – Khoảng dưới 2 ký khi trưởng thành
  • Dúi móc nhỏ – kích thước nhỏ hơn 0.5kg
  • Dúi má đào (dúi má đỏ) kích thước lớn gần gấp đôi dúi mốc lớn

  • Dúi nâu  – loài này thường có ở miền bắc và ít phổ biến.

KINH NGHIỆM NUÔI DÚI
Thức ăn của dúi chủ yếu là thân cứng và rễ các loại cây thuộc họ nhà tre. Ngoài ra, có thể cho ăn mía, rau, củ, quả, lúa, khoai mì, cỏ voi…
Con dúi ăn gì -3 thức ăn phổ biến - Dúi giống Dúi Thịt TPHCM - Medium
THỨC ĂN CHO DÚI
Trong 1 ngày, dúi trưởng thành ăn khoảng 200g thức ăn. Trong quá trình sinh sản, dúi mẹ cần cho ăn thêm bắp để bổ sung dinh dưỡng. Đặc biệt, dúi là loài không cần uống nước.
Việc vệ sinh chuồng trại nuôi dúi cũng rất đơn giản: dọn phân 2 lần/tuần, vào mùa lạnh thì 1 lần/tuần vì dúi cần phân để ngủ đông.
Dúi các vùng miền khác nhau có thể thích nghi khí hậu khác nhau. Khi mua dúi về nuôi chúng ta cần để ý vấn đề này để dúi có thể phát triển tôt nhất.
GIÁ THÀNH CỦA DÚI
Dúi mẹ thường đẻ 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 2-3 con. Dúi con nuôi khoảng 8 tháng thì có thể xuất bán, cân nặng khi bán khoảng 1,4kg. Hiện nay dúi giống khoảng 900K đến 1,4 triệu đồng/ cặp. Giá bán dúi thịt trên thị trường khoảng 400K đến 500K /1KG.
Hiện nay, có rất nhiều trang trại cung cấp Dui giống tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như khăp cả nước. Bà con co thể tìm hiểu và liên hệ để mua Dúi giống.
Chúc bà con thành công !

                                         

KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN
        KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn đạt lợi nhuận chăn nuôi tối đa | VIETMOSFARM
Thay vì vẫn giữ tập quán nuôi gà thả lan như xưa gà dễ bệnh chậm lớn. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bà con mô hình nuôi gà thả vườn có quy mô tương đối và đem lại hiểu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn

Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà thả vườn hiệu quả
Trong quy trình chăn nuôi gà thịt, chuồng trại là điều mà bà con cần chú ý nhất bởi đó là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa và những tác động xấu từ bên ngoài. Thông thường chuồng chăn nuôi gà thả vườn sẽ có mật độ thay đổi phù hợp theo từng kích cỡ và độ tuổi của gà.
- Gà con đến 1 tháng tuổi: để mật độ 20 đến 25 con/m2.
- Gà đang trường thành từ 1 – 2 tháng tuổi: mật độ 8 đến 10 con/m2.
Ngoài chuồng chăn nuôi gà thịt thì bà con cần chuẩn bị mảnh vườn đủ rộng để gà chạy nhảy, tìm kiếm thức ăn tự nhiên: sâu, dế mèn, giun... Đất chăn nuôi gà thả vườn phải đảm bảo mật độ tối đa chỉ 1 con/m2 và có thể trồng một số loại cây leo trèo cho gà thả sức vận động. Tuy nhiên, cũng cần quây lưới cao xung quanh vườn chơi của gà tránh gà bay ra ngoài.
Cách sử dụng máng ăn, máng uống:
Kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn đạt hiệu quả cao
- Bắt đầu sử dụng máng ăn, khay ăn loại nhỏ khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi. Thay thế máng nhỏ bằng máng ăn treo khi gà được ít nhất 2 tuần tuổi.
- Sử dụng máng uống loại treo đặt ngay gần máng ăn và thêm một số vị trí trong sân chơi để gà dễ dàng uống nước khi cần.
Đối với gà con thì bà con nên lắp đặt hệ thống đèn sưởi vì gà con rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài.

Cách chọn giống gà thả vườn

Hiện nay nuôi gà thả vườn có nhiều lựa chọn đa dạng về giống gà đem lại năng suất cao. Một số giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay: gà ta, gà tam hoàng, gà đông tảo, gà hồ... Khi chọn giống chú ý chọn những con nhanh nhẹn, mắt liếc qua liếc lại nhanh, bụng gọn, chân cao to, không dị tật và ưu tiên chọn những con lông khô mượt.
Thời điểm đem gà giống về nuôi thích hợp khi gà được khoảng 1 ngày tuổi và vào lúc thời tiết mát mẻ: sáng hoặc chiều.

Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn

Thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn. Đối với gà dưới 1 tháng tuổi, bà con có thể rải tấm, cám ngô hoặc cám thóc trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Cho ăn liên tục không để trên sàn thiếu thức ăn.
Khi gà được 1 đến 2 tháng tuổi có thể cho chúng ăn bằng máng treo. Giai đoạn này, bà con có thể cho ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn. Nên thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích gà ăn nhiều, có thể bổ sung một số thức ăn sống như giun, dế, cá,... 
Chăm sóc gà nuôi thả vườn
Sau khi gà nuôi được 1 tháng tuổi, bà con cho chúng thả ra ngoài vào thời điểm khi mặt trời bắt đầu mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn. Điều này đảm bảo cho gà con không bị lạnh khi ra khỏi chuồng dẫn đến bệnh chết. Trong khoảng 1 tuần đầu có thể cho gà ra ngoài vài tiếng khi nắng ấm, khi gà lớn dần có thể tăng thêm thời gian thả.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hàng ngày thay nước uống, tránh để nước đóng cặn bã bẩn quá nhiều. Thường xuyên quan sát tình hình ăn ngủ và tình trạng sức khỏe của gà để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng bất thường.
Cho gà uống vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà khi chúng được 3 tháng tuổi. Ngoài ra, thực hiện tiêm phòng một số loại vacxin theo khuyến cáo của bộ nông nghiệp.
Trên đây là những kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt theo hình thức thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.