Wednesday, June 17, 2020

Mô hình chăn nuôi ngỗng thả đồng


I. Nuôi ngỗng sinh sản.
– Ngỗng sinh sản có thể chăn đàn từ 50 – 300 con.
– Buổi sáng khi thả ngỗng ra khỏi chuồng nên lùa xuống ao sạch để chúng giao phối và tắm. Sau đó đưa ngỗng ra đồng chăn. Ngỗng thường nhớ đường đi về, chỉ cần tập vài lần là quen, chúng có thể đi ăn rất xa rồi tự tìm đường về chuồng được. Nhưng không nên cho ngỗng đi ăn quá xa sẽ bị mệt, nhất là vào mùa đẻ.
– Ngỗng có thể chăn thả ở những cánh đồng đã gặt, bãi cỏ ven đê, bờ cỏ ven mương máng nhưng đó là những bãi chăn quanh năm của ngỗng. Ngỗng thích vặt cỏ non, cỏ già hay quá cao chúng chỉ ăn khi không còn cỏ khác. Có thể lùa ngỗng đi chăn theo các mương máng thường có nhiều cỏ non và hạt cỏ.
– Ngỗng ít mò kiếm mồi như vịt nên ao hồ chỉ là nơi phối giống, bơi lội là chủ yếu. Người ta không thả ngỗng ra ven biển vì chúng không thích ăn những loại thức ăn mà vịt rất thích.
– Ngỗng ở nước ta chịu khó kiếm ăn, nói chung trong toàn bộ thời gian chăn thả, chúng chỉ nghỉ lúc đã ăn no, khi trời quá nóng hoặc khi bị bùn bẩn phải xuống ao hồ tắm.
Thời gian nuôi ngỗng bố mẹ được chia làm ba thời kỳ:
*Thời kỳ sinh sản:
– Ở thời kỳ này ngỗng co, ngỗng sư tử thường đẻ làm ba đợt, đợt đầu thường kéo dài hơn. Như vậy, không phải toàn bộ ngỗng cái đều cùng đẻ đồng loạt như nhau, mà có con đẻ trước có con đẻ sau. ngỗng rất nhớ ổ đẻ nên dù đang ăn ở đâu khi mót đẻ chúng cũng tự ý tách đàn đi về ổ đẻ của mình. Đang ở ngoài đồng, khi ngỗng cái bỏ về nhà, một ngỗng đực quen thuộc thường cũng theo về đứng gần ổ đẻ. Khi đẻ xong ngỗng tự đi ra đồng cùng kiếm ăn với đàn. Nhìn chung trứng ngỗng tỉ lệ có phôi không cao và nếu không có cách quản lý nuôi dưỡng thì có khi tỉ lệ phôi rất thấp. Muốn nâng cao tỉ lệ trứng ngỗng có phôi cần phải làm như sau:
– Cho ngỗng đực ăn thêm thức ăn bổ sung. Vào trước vụ để tách riêng ngỗng đực cho ăn thêm khoảng 15 ngày. Ngỗng đực được ăn tốt sẽ cho phẩm chất tinh dịch tốt. Thức ăn bổ sung là lúa ủ mầm mới nhú, cũng có thể cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp bao gồm bột cá, cám trộn với rau xanh…….
– Khi thành lập đàn cần lưu ý đến tỉ lệ ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau. Đàn ngỗng bố mẹ có thể sử dụng đến 5 năm, trong đàn nên có 10% ngỗng 1 năm tuổi, 20% 2 năm tuổi, 35% 3 năm tuổi, 25% 4 năm tuổi và 10% 5 năm tuổi. Thành lập đàn như vậy ngỗng đực có thể lựa chọn ngỗng cái phù hợp với nó và nâng cao tỉ lệ trứng có phôi.
-Thường ngỗng hay giao phối vào buổi sáng sớm sau khi thả ra khỏi chuồng, vì vậy khi thả ngỗng cần lùa chúng xuống ao hồ nước sạch và sâu để chúng giao phối được thuận lợi
– Buổi chiều lùa ngỗng về nếu thấy ngỗng còn đói thì nên cho ăn thêm thóc, bắp. Ngỗng đẻ được ăn no sẽ đẻ đều và có khả năng chịu đực tốt hơn.
*Thời kỳ ấp trứng:
-Trước hết cần chuẩn bị tốt ổ đẻ cho ngỗng. Ổ đẻ có thể làm chung quanh tường trong chuồng, khoét nền chuồng thành hình lòng chảo có đường kính 40 cm, sâu 20 cm, lấy rơm vò mềm rồi lót lên ổ một lớp dầy 15cm, có thể đổ thêm trấu vào ổ. Giữa các ổ nên có vách ngăn để tránh tình trạng ngỗng tranh nhau ổ đẻ và đánh cắp trứng ấp của nhau. Khi ngỗng ấp cần san trứng trong mỗi ổ cho đều, không để con có nhiều trứng quá, con ít trứng quá. Ngỗng cái ham ấp, chỉ thỉnh thoảng chúng mới đi ra ngoài để phóng uế và ăn uống, vì thế nên để thức ăn và nước uống sẵn trong chuồng
*Thời kỳ ngưng đẻ:
– Thời kỳ này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 8. Trong thời gian này không phải cho ngỗng ăn thêm gì, vì ngỗng không có thói quen chăm con, ngỗng con thường được nuôi riêng. Cũng vào thời gian này ngoài bãi chăn sẵn cỏ non và đặc biệt lại vào vụ gặt Đông – Xuân ngỗng được lùa ra đồng cho ăn lúa rụng. Nếu được chăn thả tốt, ngỗng bố mẹ được đủ thì chúng sẽ thay lông nhanh chóng, hồi phục được sức khỏe và tích lũy được các chất dinh dưỡng để phát triển trứng non và chuẩn bị cho vụ đẻ sau.
– Nhìn chung ngỗng lớn có khả năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết cao. Nhiệt độ thích hợp đối với ngỗng sinh sản thường là từ 14 – 150c. nếu trời mưa lạnh thì cần che chuồng cho ngỗng và tránh gió lùa. Về mùa hè ngỗng thường không chịu được nóng, vì thế chăn thả nên tìm nơi có bóng cây và có ao hồ nước sâu và mát để chúng bơi lội.
II. Nuôi ngỗng con thả đồng (gột ngỗng):
– Ngỗng con ở vào từ lứa tuổi sơ sinh đến 4 tháng tuổi khác với ngỗng bố mẹ, ngỗng con rất sợ lạnh vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Ngỗng con được ăn no đủ sẽ lớn rất nhanh, thể trọng có thể gấp 15 – 20 lần lúc mới nở. Nuôi ngỗng con chăn thả hiện nay là một khâu khó khăn nhất, nhưng lại có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ kỹ thuật chăn nuôi ngỗng.
– Trong nông dân ta có rất ít người có kinh nghiệm gột ngỗng con. Những người này thường ít phổ biến kinh nghiệm cho những người khác. Có thể đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nghề nuôi ngỗng của ta qua bao thế kỷ vẫn chưa phát triển được. Thật ra việc gột ngỗng con không phải là một việc làm quá phức tạp. Những ngày đầu ngỗng con cần có nhiệt độ bên ngoài là 320c. có thể quây ngỗng con bằng mê bồ cao từ 0,5 – 0,8m. tùy theo số con mà quây mê bồ rộng hay hẹp nhưng không nên để thành đàn đông trên 200 con. Trong 3 ngày đầu chưa nên đưa ngỗng đi chăn vì lúc này chân nó còn yếu, đi chưa vững. Thời gian này không nên cho ngỗng ăn thức ăn đạm động vật để cho khối lòng đỏ còn lại trong bụng tiêu hết, nếu không nó sẽ biến thành một thứ tuyến làm ảnh hưởng đến sức lớn của ngỗng sau này. Thức ăn ngỗng thích nhất là rau xà lách. Nếu là xà lách thì thái nhỏ bằng sợi bún, trộn với ít cám hoặc cột thành bó cả cây treo lên vừa tầm để ngỗng tự vặt lấy. Nên để thức ăn thành nhiều chỗ để ngỗng đỡ tranh nhau ăn, nếu không có con ăn ít sau này đàn ngỗng lớn không đều.
– Ngỗng con ăn rất khỏe và ăn luôn miệng. Buổi tối nên có đèn đủ sáng và đủ ấm thì ngỗng con có thể vẫn ăn uống. Sau 3 ngày tuổi phải tiếp tục cho ngỗng ăn vì chưa đưa chúng đi chăn thả được. Lúc này thức ăn phải có đủ thành phần và được gọi là thức ăn khởi điểm. Đây là một thứ thức ăn hỗn hợp gồm các thứ hạt nghiền (gạo, bắp nghiền, đậu mảnh). Kích thước hạt thức ăn không được quá 4mm. Cho thêm khô dầu đậu tương, khô dầu đậu phộng và bột cá. Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần (%) của ngỗng con trong 2 tuần lễ đầu có thể phối hợp như sau:
Hỗn hợp thức ăn hạt 70
Thức ăn đạm nguồn gốc động vật 5
Thức ăn đạm nguồn gốc thực vật 8
Cám 15
Các loại thức ăn bổ sung khác 2
Tổng cộng 100
– Đây là loại thức ăn dành cho ngỗng con của một số trại nuôi ngỗng tập trung với phương thức chăn nuôi thả là chủ yếu. Còn ở các trại giống nuôi ngỗng ngoại theo hình thức nuôi thâm canh trong đó chăn thả chỉ là phụ thì phải có thức ăn khác, đầy đủ thành phần hơn.
– Có thể đánh giá kết quả chăn nuôi ngỗng bằng cách theo trọng lượng của ngỗng con ở các lứa tuổi khác nhau. Nói chung nếu sự tăng trọng đạt được như sau thì coi như ngỗng con đã phát triển bình thường ( đối với ngỗng cỏ):1 ngày tuổi: 110g,7 ngày tuổi: 220g,14: ngày tuổi 400g, 21: ngày tuổi 570g, 28: ngày tuổi 820g
– Thông thường muốn đạt được trọng lượng này thì trong chăn nuôi chăn thả phải cho ngỗng ăn khoảng 2,5 kg thức ăn tinh
– Sau 5 ngày tuổi thì có thể đưa ngỗng đi chăn. Lúc này chân ngỗng vẫn còn yếu nếu bãi chăn thả khá xa thì phải chở chúng đi (có thể gánh bằng xịa có nắp hở. Chú ý đừng có chở chật quá vì ngỗng con có thể đè lên nhau mà chết). Bãi chăn ngỗng con ở lứa tuổi này phải có nhiều cỏ non nhưng phải bằng phẳng và không quá rậm rạp. Ngỗng thích ăn cỏ gấu và cỏ gà non nhất. Phải tới 15 ngày tuổi mới có thể thả ngỗng đi ăn tự do được. Đến tuổi này ngỗng con rất hoạt động, chúng luôn sục sạo tìm mồi nhất là tìm cỏ, lá và củ. Do đó phải chú ý không để chúng phá vườn tược hoa màu. Số lượng thức ăn hàng ngày của ngỗng có thể lên đến 150g trong đó cỏ chiếm 100g, lúc ngỗng ăn no trông thực quản còn to hơn cổ của nó. cho ngỗng vặt cỏ tốt hơn là cho ăn rau trồng (rau muống, rau lang….)vì cỏ chứa ít nước hơn (giá trị dinh dưỡng tổng số của cỏ lớn hơn tuy vật chất khô có thể kém so với một số loại rau trồng).ngoài ra ngỗng ăn cỏ thì phân đỡ ướt, do đó đỡ công dọn vệ sinh.
– Nước uống cho ngỗng trong những ngày đầu rất quan trọng; mỗi ngỗng con từ 1 ngày tuổi đến 5 ngày tuổi cần trung bình 50 ml trong một ngày đêm. Chú ý đặt máng uống hơi cao để ngỗng không dẫm đạp vào và nhất là tránh chúng rỉa lông bằng nước uống. Lông ngỗng con là lông tơ, tuyến nhờn chưa phát triển nên rất dể ướt. Lông hi đã ướt ngỗng lại ăn thức ăn bột thì lông dễ dính bết, mắt có thể bị đau và có khi lông tróc ra thành từng mảng.
– Khi chăn thả ngỗng con (dưới 15 ngày tuổi) nên mang theo máng đựng nước sạch cho ngỗng uống, vì nếu để ngỗng đi tìm nước uống thì chúng có thể sa xuống hồ, ao không lên được.
– Những ngày trời mưa lạnh và gió to không cho ngỗng dưới 15 ngày tuổi ra đồng. Nếu nuôi ngông theo lối bán thâm canh thì sự phụ thuộc của ngỗng con vào thời tiết sẽ giảm đi nhiều. Những khi nắng hoặc mưa gió nên để ngỗng ở lại chuồng và lúc này rau xanh sẽ thay thế cho cỏ vì ngỗng không thể ra bãi chăn thả được.
– Từ 15 ngày tuổi trở lên lúc này ngỗng con đã cứng cáp, có thể cho tự do tìm thức ăn và nước uống ở những bãi chăn xa hơn. Ơ tuổi này ngỗng con có thể tự tìm ra bãi chăn nhưng việc chăm sóc chúng trên đường đi hay ở bãi chăn thả là rất cần thiết; chú ý đừng để chúng đi quá phân tán, lạc đàn, sa xuống chỗ sâu không lên được hoặc phá hoại các loại cây trồng.
– Ngỗng con ăn lắm ỉa nhiều. Phân ngỗng rất ướt và hăng, vì thế tro ng chuồng hay chỗ ở quây ngỗng phải luôn quét dọn sạch sẽ. Ngoài ra cần chú ý đề phòng chuột mèo hay cắn ngỗng con. Chỗ nuôi ngỗng phải được bảo vệ cận thận, nếu ‘là quây mê bồ thì ở trên phải có nắp lưới hay nắp phên (có khe hở để thông hơi)đậy khít. Bên trong quây có treo đèn để có ánh sáng cho ngỗng ăn đêm và chuột sợ không dám vào
III. Nuôi ngỗng thịt và ngỗng hậu bị
– Từ 1 tháng tuổi trở lên là ngỗng choai nuôi lấy thịt hay nuôi hậu bị để thành lập đàn mới hoặc bổ sung đàn ngỗng sinh sản.
– Nuôi ngỗng thịt nói chung đơn giản hơn vì lúc này ngỗng đã trưởng thành, chúng phàm ăn và chóng lớn, do đó rất thích hợp cho cách nuôi chăn thả.
– Ngỗng thịt có thể nuôi theo đàn đông khoảng 300 – 500 con, lứa tuổi trong đàn không nên chênh lệch nhau quá nhiều để cho ngỗng lớn đều và dễ tổ chức chăn thả.
– Nếu nuôi đúng vào vụ gặt lúa thì buổi sáng lùa ngỗng ra ngoài đồng để nhặt các hạt rơi vãi. Trông một đàn lớn cũng không vất vả lắm vì chúng không chạy nhanh và sục sạo khắp nơi như vịt, vì vậy có thể sử dụng lao động phụ như cụ già trẻ em. Vào vụ gặt thường không phải cho ngỗng ăn thêm gì, vì ngỗng ăn nhiều và phàm ăn, nhiều khi chúng ăn thức ăn đầy lên tận hầu. Thế mà một giờ sau thức ăn đã vơi và chúng có thể kiếm thức ăn ngay. Khi thấy ngỗng ăn đã no nên lùa chúng vào nghỉ chỗ râm mát, có nước để uống và bơi lội. Ngỗng choai rất thích bơi lội và đùa giỡn dưới nước. đàn ngỗng được tắm đầy đủ thường thay lông bóng mượt.
– Nếu nuôi ngỗng choai không đúng vào vụ gặt thì sau khi chăn ở đồng bãi về cần cho ngỗng ăn thêm. Thức ăn cho thêm thường là lúa xấu, khoai lang băm nhỏ, sắn, bắp…..nếu ở gia đình nuôi với số lượng ít (khoảng 10 – 15 con)thì có thể tận dụng nước vo gạo trộn thêm thức ăn vào để chúng mò, nước vo gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1 rất cần cho ngỗng choai. Nhiều gia đình còn cho ngỗng ăn thêm bã rượu, bã đậu, cám heo…..cũng rất tốt.
– Tùy theo điều kiện chăn nuôi có thể kết thúc nuôi ngỗng thịt vào lúc 75 hay 90 ngày tuổi lúc này ngỗng được 3,5 – 4,2kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng tốt chóng lớn thì có thể rút ngắn thời gian nuôi, vì ở 10 tuần tuổi có con đạt được 3,5kg nếu là ngỗng sư tử hay ngỗng cỏ và nặng 4kg nếu là ngỗng Rênan.
– Ngỗng hậu bị có thể chọn ra từ đàn ngỗng thịt, chú ý tránh đồng huyết, chọn ngỗng thịt đưa lên hậu bị chủ yếu căn cứ vào ngoại hình. Ở 3 tháng tuổi ngoại hình ngỗng chưa thật hoàn chỉnh, vì vậy cần kết hợp với cân đo và tiêu chuẩn giống để chọn cho sát. Nên dự phòng một số ngỗng đực ngoài yêu cầu cần thiết. Ví dụ nếu 100 ngỗng cái yêu cầu cần thiết là 25 ngỗng đực, thì ta nên chọn 30 con làm hậu bị. Đến khi vào vụ đẻ ta sẽ loại bớt ngông đực xấu đi và cả những con cái không đạt yêu cầu
– Sự phân biệt đực cái ở các giai đoạn ngỗng thịt chuyển lên hậu bị vẫn còn khó. Thường ngỗng đực nặng cân hơn, đầu to, cổ dài dáng đi nhanh nhẹn và thường đi trước đàn. Nhưng để chính xác phải mở lỗ huyệt của ngỗng để chọn: ngỗng đực có gai giao phối màu hồng nhạt, dài độ 1,5cm, ngỗng cái có lỗ huyệt nhẵn và hơi mềm hơn.
– Người ta thường nuôi ngỗng hậu bị theo lối “cầm xác”, chủ yếu cho ăn ngoài đồng bãi. Ở giai đoạn này ngỗng hậu bị được chăn ngoài đồng sẽ chịu đựng kham khổ, đỡ tốn thức ăn, chịu khó tìm thức ăn, đồng thời cách nuôi chăn thả có thể nâng cao sức khỏe của ngỗng. Ở lứa tuổi này ngỗng tăng trọng hầu như không đáng kể, chúng chỉ béo lên trước vụ đẻ khi được nuôi vỗ béo. Việc tăng trọng chậm ở giai đoạn hậu bị không phải là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con giống, trái lại người nuôi ngỗng có nhiều kinh nghiệm cố gắng tránh ngỗng béo lên trong thời kỳ này
– Lúc chuyển ngỗng hậu bị sang đàn sinh sản cần chọn lọc lại để loại bỏ những con không đủ tiêu chuẩn
Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hay về thú y bà con theo dõi fanpages Thú Y & Thú cưng Việt Nam để cập nhật liên tục kiến thức về chăn nuôi và thú y. (Nhấp vào đây để theo dõi trang).

Tuesday, June 9, 2020

LỊCH TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO GÀ THẢ VƯỜN
LỊCH TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO GÀ THẢ VƯỜN


     Trong chăn nuôi gà thả vườn việc phòng bệnh là hết sức quan trọng, việc phòng bệnh quyết định thành bại của một lứa gà. Nó quyết định năng suất và chất lượng của đàn gà. Do đó để có đàn gà khỏe mạnh và phát triển tốt bà con nên tiến hành làm vắc-xin cho gà, và đây là lịch làm vắc-xin cho gà thả vườn cho bà con tham khảo:

Ngày tuổi
Loại vắc-xin
Cách sử dụng
1
-        Vắc-xin Marek
-        Tiêm dưới da cổ 0,2 ml/con
2
-        Vắc-xin cầu trùng
-        Cho uống và thực hiện dãn quây
5
-        Vắc-xin ND-IB
-        IB 491
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng
7
-        Vắc-xin phòng APV
-        Nhỏ 1 giọt vào mắt, mũi hoặc miệng
9
-        Vắc-xin Gumboro
-        Nhỏ 1 giọt vào miệng (Gum A hoặc Gum 228E…)
13
-        Vắc xin ND-IB lần 2
-        Vắc-xin Đậu gà
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi hoặc miệng hoặc cho uống
-        Chủng màng cánh hoặc tiêm dưới da cổ
17
-        Vắc-xin Gumboro lần 2
-        Nhỏ 1 giọt vào miệng hoặc cho uống
21
-        Vắc-xin ILT
-        Nhỏ 1 giọt vào mũi, mắt hoặc cho uống
28
-        Vắc-xin cúm A
-        Tiêm dưới da cổ 0.5 ml/con
35
-        Coryza
-        Tiêm dưới da cổ 0.2 ml/con
45
-        Vắc-xin Niu-cát-xơn (Newcastle)
-        Tiêm dưới da cổ (vắc-xin H1 chủng M hoặc ND-S)


ĐỐI VỚI GÀ ĐẺ TRỨNG 

Ngày tuổi
Loại vắc-xin
Cách sử dụng
65
-        Vắc-xin cúm A
-        Tiêm dưới da cổ 0,5 ml/con
80
-        Vắc-xin ILT
-        Cho uống
95
-        Vắc-xin Niu-cát-xơn (Newcastle)
-        Tiêm dưới da cổ (vắc-xin H1 chủng M hoặc ND-S)
150
-        Vắc-xin 3 hoặc 4 hoặc 5 bệnh
-        Tiêm dưới da cổ hoặc bắp ngực (Hội chứng giảm để, Niu-cat-xơn, Coryza,…)

     Nếu sáng làm vắc-xin thì chiều dùng thuốc điện giải Glucose KC giúp giải độc, chống stress,...

Ghi chú: Lịch vắc-xin có thể thêm bớt và thay đổi ngày làm tùy theo điều kiện dịch tể của từng trại, từng vùng.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hay về thú y bà con theo dõi fanpages Thú Y & Thú cưng Việt Nam để cập nhật liên tục kiến thức về chăn nuôi và thú y. (Nhấp vào đây để theo dõi trang)

Monday, May 4, 2020

KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN
        KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn đạt lợi nhuận chăn nuôi tối đa | VIETMOSFARM
Thay vì vẫn giữ tập quán nuôi gà thả lan như xưa gà dễ bệnh chậm lớn. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bà con mô hình nuôi gà thả vườn có quy mô tương đối và đem lại hiểu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn

Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà thả vườn hiệu quả
Trong quy trình chăn nuôi gà thịt, chuồng trại là điều mà bà con cần chú ý nhất bởi đó là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa và những tác động xấu từ bên ngoài. Thông thường chuồng chăn nuôi gà thả vườn sẽ có mật độ thay đổi phù hợp theo từng kích cỡ và độ tuổi của gà.
- Gà con đến 1 tháng tuổi: để mật độ 20 đến 25 con/m2.
- Gà đang trường thành từ 1 – 2 tháng tuổi: mật độ 8 đến 10 con/m2.
Ngoài chuồng chăn nuôi gà thịt thì bà con cần chuẩn bị mảnh vườn đủ rộng để gà chạy nhảy, tìm kiếm thức ăn tự nhiên: sâu, dế mèn, giun... Đất chăn nuôi gà thả vườn phải đảm bảo mật độ tối đa chỉ 1 con/m2 và có thể trồng một số loại cây leo trèo cho gà thả sức vận động. Tuy nhiên, cũng cần quây lưới cao xung quanh vườn chơi của gà tránh gà bay ra ngoài.
Cách sử dụng máng ăn, máng uống:
Kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn đạt hiệu quả cao
- Bắt đầu sử dụng máng ăn, khay ăn loại nhỏ khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi. Thay thế máng nhỏ bằng máng ăn treo khi gà được ít nhất 2 tuần tuổi.
- Sử dụng máng uống loại treo đặt ngay gần máng ăn và thêm một số vị trí trong sân chơi để gà dễ dàng uống nước khi cần.
Đối với gà con thì bà con nên lắp đặt hệ thống đèn sưởi vì gà con rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài.

Cách chọn giống gà thả vườn

Hiện nay nuôi gà thả vườn có nhiều lựa chọn đa dạng về giống gà đem lại năng suất cao. Một số giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay: gà ta, gà tam hoàng, gà đông tảo, gà hồ... Khi chọn giống chú ý chọn những con nhanh nhẹn, mắt liếc qua liếc lại nhanh, bụng gọn, chân cao to, không dị tật và ưu tiên chọn những con lông khô mượt.
Thời điểm đem gà giống về nuôi thích hợp khi gà được khoảng 1 ngày tuổi và vào lúc thời tiết mát mẻ: sáng hoặc chiều.

Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn

Thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn. Đối với gà dưới 1 tháng tuổi, bà con có thể rải tấm, cám ngô hoặc cám thóc trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Cho ăn liên tục không để trên sàn thiếu thức ăn.
Khi gà được 1 đến 2 tháng tuổi có thể cho chúng ăn bằng máng treo. Giai đoạn này, bà con có thể cho ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn. Nên thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích gà ăn nhiều, có thể bổ sung một số thức ăn sống như giun, dế, cá,... 
Chăm sóc gà nuôi thả vườn
Sau khi gà nuôi được 1 tháng tuổi, bà con cho chúng thả ra ngoài vào thời điểm khi mặt trời bắt đầu mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn. Điều này đảm bảo cho gà con không bị lạnh khi ra khỏi chuồng dẫn đến bệnh chết. Trong khoảng 1 tuần đầu có thể cho gà ra ngoài vài tiếng khi nắng ấm, khi gà lớn dần có thể tăng thêm thời gian thả.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hàng ngày thay nước uống, tránh để nước đóng cặn bã bẩn quá nhiều. Thường xuyên quan sát tình hình ăn ngủ và tình trạng sức khỏe của gà để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng bất thường.
Cho gà uống vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà khi chúng được 3 tháng tuổi. Ngoài ra, thực hiện tiêm phòng một số loại vacxin theo khuyến cáo của bộ nông nghiệp.
Trên đây là những kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt theo hình thức thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.